Nắm vững những cách sơ cứu chấn thương khi chơi bóng đá

Vì bóng đá là một môn thể thao có cường độ vận động cùng tính chất đối kháng rất cao, nên khi tham gia vào một trận bóng, chấn thương là điều mà chúng ta sẽ khó tránh khỏi. Các chấn thương trên sân cỏ có thể nặng nhẹ, tuỳ theo các mức độ khác nhau, nhưng dù thế nào thì chúng cũng cần được sơ cứu một cách kịp thời, tránh gây ra những di chứng về lâu dài. Bạn nên nắm rõ các bước sơ cứu cơ bản, áp dụng cho mọi chấn thương sau đây để ứng biên skipj thười khi các tai nạn xảy ra trên sân.

Chấn thương khi đá bóng thuộc loại nào?

Đá bóng là một môn thể thao có tính đối kháng cao. Chính vì vậy, nguy cơ chấn thương khi chơi cũng không hề nhỏ. Hầu hết những chấn thương có thể gặp phải trong đá bóng là chấn thương phần mềm. Ngoài ra, còn có những chấn thương nặng ảnh hưởng tới phần cứng như gãy xương, rạn xương.

Trong trường hợp chấn thương quá nặng ảnh hưởng tới phần cứng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Còn với chấn thương phần mềm, tùy trường hợp mà cách xử trí khác nhau. Tuy nhiên, những bước sơ cứu ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Hãy xem quy trình cụ thể được thực hiện như thế nào nhé.

sơ cứu
Luôn có đội ngũ y tế sẵn sàng sơ cứu cho cầu thủ trên sân

Cách sơ cứu khi bị chấn thương lúc thi đấu bóng đá

Quá trình điều trị phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đối với những chấn thương cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp RICE. Đây cũng là những bước sơ cứu chấn thương khi chơi thể thao, thể dục cơ bản mà chúng ta cần thực hiện trong quá trình chuẩn bị đưa vận động viên tới bệnh viện gần nhất. Hãy xem để biết cách chăm sóc cơ thể mình một cách hữu hiệu nhất nhé.

Nghỉ ngơi

Đây chính là điều đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện ra chấn thương. Hãy lập tức dừng mọi hoạt động, tập luyện thể thao của mình lại. Bởi điều cơ thể bạn cần lúc này chính là sự nghỉ ngơi tuyệt đối.

Bởi lẽ, càng vận động sẽ càng khiến vết thương của bạn nặng hơn. Không chỉ khiến việc điều trị thêm khó khăn, điều này còn thể gián tiếp gây nên những vết thương khác, nghiêm trọng hơn ở những vùng cơ thể lân cận.

Nhiều người thường không thực hiện điều này. Đó là do họ cảm nhận mình không đau đớn quá và hoàn toàn có thể tiếp tục tập luyện. Đây thực sự là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà mọi người nên tránh.

Chườm lạnh – cách sơ cứu khi bị chấn thương lúc thi đấu

Chườm lạnh
Chườm lạnh cho các chán thương dạng sưng tấy

Việc chườm lạnh nên áp dụng với những chấn thương dạng sưng tấy. Nó cho hiệu quả cao trong việc làm giảm sưng cũng như đau đớn. Đặc biệt, đá lạnh còn giúp bạn ngăn ngừa tình trạng phù nề một cách hiệu quả.

Khi chườm đá, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy:

  • Nên để thời gian cách quãng nhau 1 đến 2 giờ cho mỗi lần chườm đá.
  • Không chườm đá dài hơn 30 phút mỗi lần.
  • Không chườm đá trực tiếp trên vùng da bị tổn thương. Thay vào đó, hãy sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc bọc đá vào trong khăn lạnh. Nếu không, nó có thể khiến vùng da tiếp xúc bị bỏng lạnh nghiêm trọng.
  • Bạn nên chườm đá cho vùng da tổn thương liên tục khoảng 10 ngày sau khi chấn thương.

Thực hiện băng ép – cách sơ cứu khi bị chấn thương lúc thi đấu

Công đoạn này nên thực hiện với những vết thương bị chảy máu. Nó giúp làm giảm sưng, giảm độ nghiêm trọng của việc chảy máu. Khi băng ép, bạn nên lưu ý sử dụng loại băng gạc có độ đàn hồi cao. Tránh dùng vải hay băng gạc không co giãn, nó có thể khiến máu không lưu thông và gây hoại tử vùng dưới vết thương.

Nếu cảm thấy đau nhói hay quá chặt, hãy lên tiếng để bác sĩ nới lỏng. Băng ép quá chặt sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chấn thương.

băng ép
Phương pháp băng ép hỗ trợ giảm sưng cho các chấn thương

Kê cao vùng cơ thể bị tổn thương

Nếu bạn lo lắng vết thương có thể bị sưng tấy, hãy kê cao vùng cơ thể bị tổn thương lên ghế hoặc bàn. Việc này sẽ giúp hạn chế được tình trạng máu dồn vào khu vực đó. Nâng cao phần chi bị thương cũng có tác dụng trong việc giảm sưng, đau và viêm.

Chẳng hạn, nếu bạn bị bong gân mắt cá chân, hãy nằm trên giường rồi gác chân lên gối, sao cho phần bị thương cao hơn so với toàn bộ cơ thể. Sau một hoặc hai ngày điều trị theo cách này, những chấn thương ở mức độ nhẹ như bong gân sẽ dần hồi phục.

Những lưu ý quan trọng đối với cách sơ cứu khi bị chấn thương lúc thi đấu

Trong khi thi đấu, có rất nhiều tình huống có thể xảy ra. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi giải quyết vấn đề này.

  • Nếu sau 4 ngày tình trạng chấn thương không thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ. Dù chấn thương có nhẹ đến đâu, nếu không chăm sóc đúng cách nó đều có thể trở thành nguy hiểm.
  • Khi phát hiện tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn lúc ban đầu, việc gặp bác sĩ cũng là cần thiết. Những phương tiện chẩn đoán hiện đại sẽ giúp bạn nắm rõ tình trạng của cơ thể và thực hiện điều trị một cách hiệu quả nhất.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau là được phép. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

Lời kết

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách sơ cứu khi bị chấn thương lúc thi đấu. Cách tốt nhất để ngăn ngừa chấn thương khi tập thể dục là khởi động đúng cách để làm ấm cơ. Khi cơ lạnh dễ bị căng quá mức dẫn đến rách. Ngược lại, cơ ấm sẽ linh hoạt hơn. Chúng có thể đảm nhận tốt các chuyển động nhanh, uốn cong. Và dừng đột ngột, giảm tải nguy cơ chấn thương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *