Khắc phục tình trạng chấn thương cổ chân khi chơi bóng đá

Bóng đá là môn thể thao phổ biến, với cách chơi đòi hỏi phải sử dụng đến chân rất nhiều như: chạy, đá, xoạc,… Chính vì thế, những cầu thủ chuyên nghiệp, hay những chơi bộ môn nay thường xuyên rất dễ gặp phải tình trạng chấn thương cổ chân. Những cơn đau ở cổ chân có thể kéo dài, và nghiêm trọng dẫn đến cản trở sinh hoạt thường nhật, và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ lâu dài. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tránh, giảm thiểu tình trạng này, cũng như điều trị khi bị chấn thương?

Chấn thương cổ chân là gì?

Cấu trúc của khớp cổ chân gồm có hệ thống xương. Và cấu trúc dây chằng rất phức tạp. Để giúp khớp cổ chân trở nên linh hoạt. Và chịu tải trọng của cơ thể. Chấn thương khớp, bị đau cổ chân do rất nhiều nguyên nhân. Đặc biệt khi chơi thể thao như bóng đá. Hoặc các môn thể thao vận động nhiều.

Chấn thương đau nhức cổ chân thường gặp như bong gân, đứt dây chằng. Viêm gân, căng giãn quá mức dây chằng.

đứt dây chằng
Hiện tượng đứt dây chằng gây chấn thương ở cổ chân

Biểu hiện của chấn thương cổ chân

Đầu tiên, khi bắt đầu bị bong gân, bạn sẽ cảm nhận được dây chằng bị rách. Hoặc có tiếng động báo hiệu trật chân. Ngay sau đó, bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau đớn do dây chằng ở cổ chân bị tổn thương. Nếu càng để lâu, tình trạng sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Và bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi cử động, di chuyển.

Bên cạnh những dấu hiệu kể trên. Bệnh nhân cũng sẽ thấy cổ chân của mình dần trở nên sưng to. Và không thể co, gập lại được. Đặc biệt, xung quanh cổ chân, những vết bầm tím xuất hiện. Và rất khó mất đi.

Khi đá bóng, chạy bộ kéo dài hoặc quá mức mà không khởi động kỹ thì có thể dẫn đến tổn thương cổ bàn chân. Cho dù cơ chế chấn thương đơn giản như đi vấp nhẹ trẹo cổ chân, bàn chân. Nhưng chớ nên xem thường. Bởi vì lực như thế cũng đủ làm bạn bị gãy xương mắt cá, toác khớp. Đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa lại.

Nguyên nhân dẫn đến đau cổ chân khi đá bóng là do

Khởi động chưa kỹ. Động tác không phù hợp. Nghiêng, xoắn, vặn, căng giãn quá mức vùng cổ bàn chân dẫn đến bong gân. Động tác quá mạnh gây đứt dây chằng,…

Khi chơi thể thao, chạy bộ, tập các động tác dưỡng sinh thì cần khởi động kỹ. Đặc biệt với trường hợp chạy dài, với cường độ cao. Thì cần khởi động để dây chằng và hệ thống gân làm quen với việc này. Sau khi chạy thì cần nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục lại. Ngăn ngừa bị đau cổ chân.

điều trị chấn thương cổ chân
Người bị chấn thương nên được điều trị kịp thời và nghỉ ngơi

Cách điều trị chấn thương cổ chân

Trường hợp đá bóng bị đau cổ chân hoặc bị đau cổ chân khi chạy bộ thì không nên tiếp tục chạy. Mà hãy đánh giá xem tổn thương ở mức nào qua việc lắng nghe cơ thể, vùng cổ bàn chân có sưng nề, bầm tím, đau nhức không. Trường hợp đau nhức cổ chân quá thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám chẩn đoán và điều trị. Nguyên tắc khi bị đau cổ chân khi đá bóng là nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép cổ chân, kê chân cao khi nằm, hạn chế đi lại.

Đối với các chấn thương ở dây chằng, đặc biệt là vùng cổ chân, nếu bó lá, bôi dầu nóng, xoa bóp mạnh sẽ dẫn đến tình trạng xung huyết làm mạch máu đến cổ chân nhiều hơn, về lâu về dài, tái đi tái lại sẽ dẫn đến tình trạng xơ chai dây chằng, mức độ đàn hồi của dây chằng kém đi và dễ rách hơn. Vì vậy việc đầu tiên sau khi chấn thương vùng cổ chân, đau cổ chân khi đá bóng là chườm lạnh kịp thời để giữ cho cổ chân đỡ sưng nề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *