Căng cơ chân khi đá bóng: Cần làm gì để khắc phục nhanh

Bóng đá là một môn thể thao đòi hỏi sự vận động cao, nên có nguy cơ gây ra nhiều chấn thương ở các mức độ khác nhau cho người chơi. Căng cơ chân cũng là một loại chấn thương phổ biến mà người chơi bóng có thể gặp phải. Nó gây ra đau đớn, cản trở vận động của của chúng ta và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời. Điều chúng ta cần làm là nắm chắc các cách giảm thiểu hiện tượng này, cũng như sơ cứu cho mình và những người xung quanh nếu chẳng may bị căng cơ chân.

Căng cơ chân khi đá bóng là gì?

Căng cơ là tình trạng các thớ cơ căng giãn đột ngột. Với mức căng giãn lớn vượt quá sức chịu đựng của cơ. Khi bị căng cơ, bạn bắt đầu cảm thấy nhau nhức. Và vùng cơ bị co giãn bị sưng tấy. Thậm chí xuất hiện vết bầm tím.

Căng cơ thường xảy ra khi bạn lao động nặng, vận động quá sức. Hay gặp sự cố trong quá trình luyện tập, vui chơi thể thao. Trong đó, căng cơ chân khi chơi đá bóng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thường gặp ở người trẻ.

Nên làm gì khi bị căng cơ

Khi cảm nhận dấu hiệu chân bị căng cơ, bạn hãy dừng hoạt động (lao động, luyện tập, chơi bóng) của mình. Và tìm kiếm ngay túi đá lạnh, chườm lên vùng đau nhức.

Việc chườm đá sẽ giảm lượng máu lưu thông đến vết thương. Từ đó giảm sưng tấy, nhau nhức mà bạn đang gặp phải. Lưu ý là bạn không nên chườm đá lạnh lên vùng da bị trầy, chảy máu.

Căng cơ chân
Căng cơ chân gây đau nhức, khó vận động

Không nên làm gì khi bị căng cơ

Sai lầm mà nhiều người thường hay mắc phải. Đó là bôi các loại dầu nóng. Hoặc dùng rượu xoa bóp lên vùng đau nhức. Bởi 2 thứ này sẽ khiến dây chằng mất dần tính đàn hồi. Rồi yếu dần và chất thương sẽ lâu bình phục hơn.

Bên cạnh đó, khi bị căng cơ chân thì bạn không nên vận động trong khoảng 1-2 ngày đầu tiên. Và hạn chế luyện tập, làm việc, hoạt động cường độ mạnh trong khoảng 1 – 2 tuần tiếp theo. Hoặc lâu hơn nếu tình trạng căng cơ nặng.

Cách chữa căng cơ chân khi đá bóng

Phần lớn trường hợp, mọi người có thể tự chữa căng cơ bằng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Sưng hoặc chảy máu cục bộ ở cơ bắp (do mạch máu bị rách) nên điều trị sớm bằng cách chườm đá và giữ cơ bắp bị giãn quá mức ở vị trí thoải mái. Bạn chỉ chườm nóng khi chấn thương đã được cải thiên hoặc ít nghiêm trọng. Chườm nóng quá sớm có thể làm tình trạng sưng và đau nặng hơn.

Một số bác sĩ khuyên bạn nên tránh dùng các thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen. Trong 48 tiếng đầu tiên sau khi bị căng cơ. Paracetamol có thể giúp giảm đau trong thời gian này.

Bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây.

Chườm túi lạnh
Chườm túi lạnh vào vùng bị chấn thương

Sơ cứu khi bị căng cơ chân

Trong quá trình chơi đá bóng, nếu xảy ra va chạm hoặc cảm thấy các dấu hiệu sưng tấy, bầm tím, đau các khớp xương kế bên, gân cơ bị yếu thì nên ngừng cuộc chơi ngay lập tức bằng cách ra hiệu cho đồng đội, huấn luận viên để thay người.

Sau đó, chườm đá lạnh vào vùng cơ bị đau nhức để giảm thiểu tình trạng sưng tấy (chườm đá khoảng 20 phút mỗi lần, không giới hạn thời gian chườm).

Tiếp theo nữa là quấn băng vùng bị thương để nhằm giúp giảm viêm, sưng tấy thêm. Lưu ý là chỉ quấn băng vừa phải để không ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn.

Trong quá trình nghỉ ngơi, hãy nâng cao cơ bằng cách gác lên thành ghế, bàn để giảm sưng tấy. Và một điều quan trọng nữa trong bước sơ cứu căng cơ chân khi chơi bóng là uống thuốc giảm đau hoặc một số sản phẩm thực phẩm hỗ trợ xương khớp giúp vùng cơ nhanh lành (lưu ý khi dùng phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa).

Hồi phục sau khi bị căng cơ chân

Căng cơ sẽ cần có một thời gian nhất định để hồi phục. Nếu bạn chưa biết căng cơ chân làm sao hết. Thì đừng bỏ qua 3 phương pháp phục hồi vùng căng cơ chân khi đá bóng, vận động, lao động… Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp điều trị bằng thuốc khi sử dụng những phương pháp này. Chúng bao gồm:

Nghỉ ngơi

Cách chữa trị tốt nhất chính là nghỉ ngơi đúng lúc, đặc biệt là 1-2 ngày đầu mới bị bong gân. Khoảng thời gian nghỉ ngơi dài hay ngắn tùy thuộc vào tình trạng căng cơ và vị trí căng cơ chân cụ thể ở đâu.

Thực hiện một số bài tập giãn cơ nhẹ nhàng như ngồi lên ngồi xuống, đi bộ khoảng cách ngắn… hoặc điều trị, tập luyện theo phác đồ của chuyên viên sức khỏe, bác sĩ khuyên.

Massage
Massage vùng bị căng cơ để hồi phục nhanh hơn

Massage

Bên cạnh việc nghỉ ngơi, áp tập một vài bài tập vật lý thì bạn đừng quên massage vùng cơ bị căng đau. Hoặc bạn có thể lựa chọn các bài tập chuyên sâu của một số trung tâm chăm sóc sức khỏe xương khớp uy tín hiện nay như gói 10 buổi điều trị cơ sâu.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Ngoài ra, các sản phẩm hỗ trợ điều trị căng cơ chân khi đá bóng như máy ngâm chân (đối với vị trí căng cơ từ mắt cá chân trở xuống) hay sản phẩm máy massage cũng rất cần thiết và giúp ích rất nhiều.

Nói tóm lại, nếu bị căng cơ chân khi đá bóng hoặc trong quá trình lao động, luyện tập thể dục, bạn nên áp dụng một số bài sơ cứu và hỗ trợ ở trên để cơ chân phục hồi nhanh chóng cũng như giúp bạn có những cách chữa căng cơ khi đá bóng hiệu quả nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *